Những "chợ tình" chỉ có thể dẹp như... dọn cỏ

    Sau chầu nhậu cùng mấy người bạn, Sơn rỉ tai tôi: “Hôm nay tôi sẽ dẫn ông đến “phiên chợ tình” hay lắm, gái ở đây toàn là “mới” thôi, tuyển cả đấy”.

    Sau chầu nhậu cùng mấy người bạn, Sơn rỉ tai tôi: “Hôm nay tôi sẽ dẫn ông đến “phiên chợ tình” hay lắm, gái ở đây toàn là “mới” thôi, tuyển cả đấy”.

     
     
    “Chợ tình” nửa đêm
     
    Sau chầu nhậu cùng mấy người bạn, Sơn rỉ tai tôi: “Hôm nay tôi sẽ dẫn ông đến “phiên chợ tình” hay lắm, gái ở đây toàn là “mới” thôi, tuyển cả đấy”. Lượn lờ chán chê, Sơn “đánh” xe chạy đường Lê Văn Lương kéo dài rồi rẽ phải, men theo đường Vạn Phúc qua khu Đại Mỗ rồi đến con phố nhỏ. Cái lạ ở đây là lối vào thì heo hắt nhưng càng đi thì con đường đó lại trở nên sầm uất. Dừng xe tại một quán mà tôi  chưa định hình ra nó là quán gì bởi không thấy biển quảng cáo. Dưới ánh đèn lờ mờ, chúng tôi vén bức rèm để bước vào quán. Nhìn mấy em gái lòe loẹt, Sơn  hỏi chủ quán: “Hàng xấu thế này à? Cho thêm mấy em nữa đi bà chủ, nhớ phải là sinh viên đấy. Hàng càng “mới” càng tốt nhé”. Bà chủ đon đả cười: “Thằng em cứ để chị lo”. Và rồi bà ta ra ngoài gọi điện cho ai đó. Anh bạn rỉ tai: “Mấy tay “ma cô” đấy”.
     
     
     
    Các “chợ tình” thường xuất hiện lại nhanh chóng sau khi các cơ quan chức năng 
    ra quân, dẹp bỏ.
     
    Lúc sau, mấy em khác đi vào “chợ”. Tôi nhìn và hỏi cô gái có mái tóc dài mặc bộ váy hồng không thể ngắn hơn: “Mặc thế không lạnh à em? Em tên gì thế? Ngồi xuống đây với anh xem nào?...”. Như hiểu ý, cô gái liếc cười rồi “giả bộ” ngượng ngùng ngồi lên... lòng tôi. “Có anh ở đây làm sao em lạnh được chứ! Em tên “Nan, Tuyết Nan” ạ. Thế anh tên gì?”, cô bé nhanh nhảu trả lời.
     
    Trong khi tôi còn ngồi thì Sơn đã đứng dậy đi cùng một cô gái khác sang nhà nghỉ cạnh đấy. Cô bé Lan kia thấy thế cũng giục tôi “đi” nhưng tôi xua tay: “Anh hôm nay “kiêng” nên chỉ ngồi uống bia đợi bạn thôi. Em không bận thì ngồi đây nói chuyện cho vui. Anh không để em thiệt đâu mà sợ”. Khác với lúc nãy, cô bé “nguýt” một cái rồi đứng phắt dậy đi về, chẳng chào hỏi gì mà chỉ “làu bàu”. Thực tế, hoạt động của những “chợ tình” kiểu này tại Hà Nội khá nhiều, các tuyến phố như: Phạm Ngũ Lão, Lê Duẩn (đoạn công viên Thống Nhất), khu vực gần BV Việt-Xô hay xa trung tâm hơn nữa là đường Phạm Văn Đồng (đoạn công viên Hòa Bình)... Dù chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ. Nhưng chỉ một thời gian, nó lại xuất hiện trở lại, hoạt động tinh vi hơn.
     
     
    “Bẫy” ở “chợ tình” online
     
    Mô hình hoạt động của “chợ tình” trên internet và ngày càng nở rộ. Lượng khách hàng tìm và lựa chọn “gái gọi” thông qua các trang này ngày một tăng cao. Khách chỉ cần đến một địa điểm (theo hướng dẫn của gái gọi) rồi gọi điện, “hàng” sẽ có mặt ngay sau ít phút. Khách sẽ được xem và đọc những nhận xét, đánh giá của khách hàng cũ dù đó có thể là “giả tạo”.
     
    Tất nhiên giá cho mỗi lần như vậy không hề rẻ, “bèo” là 300.000 đồng/lượt, “hàng” đẹp thì giá cao hơn, có khi lên đến tiền triệu.
     
    Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp “ăn trái đắng” khi đi “chợ tình” kiểu này. Anh Ngọc, ở khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông kể, một lần anh lên mạng tìm rồi gọi điện cho một cô bé tên Thủy để “trao đổi”. Thủy hướng dẫn anh đến một nhà nghỉ ở quận Cầu Giấy lấy phòng rồi chờ. Lúc sau, anh gặp Thủy nhưng chưa kịp làm gì thì có mấy thanh niên mặt mũi “bặm trợn” xông vào đòi dọa đánh anh vì quan hệ với bạn gái của một người trong nhóm. Thế là, anh phải bỏ ra mấy triệu đồng để cho yên chuyện. “Sau vụ đó, tôi cạch cho đến già luôn, sợ mấy cái trò gọi điện tìm gái lắm rồi”, anh Thắng chia sẻ thêm.
     
    Thực tế, nhiều vụ tương tự như anh Thắng đã xảy ra nhưng do tâm lý ngại, “xấu hổ” nên những người bị hại không dám đến cơ quan chức năng để trình báo. Trong khi đó, những nhóm đối tượng kiểu như thế này đang ngày càng xuất hiện nhiều và hoạt động khá tinh vi. Thông thường, chúng thuê trọ sống theo kiểu “bầy đàn” ở một địa chỉ nào đó. Một số đối tượng tung số điện thoại, ảnh và lời “giới thiệu” về bản thân lên mạng internet. Đối tượng khác thì chịu trách nhiệm “trung chuyển hàng” đến địa chỉ quen thuộc nếu có khách.
     
    Hoạt động kiểu này diễn ra rầm rộ hơn từ vài năm trở lại đây. Thường tập trung ở các điểm như khu vực đường: Nguyễn Khánh Toàn  (quận Cầu Giấy), khu vực Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), khu vực Đình Thôn (gần bến xe Mỹ Đình)... Phần lớn các nhà nghỉ ở đây đều khá quen mặt với các “gái gọi” trên mạng hoạt động ở khu vực đó. Nhưng họ “yên tâm” bởi đã có “bảo kê” từ bàn tay vô hình nào đó.
     
     
    Cấm nhưng không “quản” 
     
    Trao đổi với PV, luật sư Mạnh Thắng, Đoàn luật sư TP Hà Nội, nhận định, cách nhìn nhận về vấn đề mại dâm đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Thứ nhất, người ta không còn coi nó là tệ nạn như trước mà thay vào đó là cụm từ “hiện tượng xã hội”. Mà đã là hiện tượng xã hội thì khó có thể xóa bỏ, theo thời gian nó có thể sẽ được “công nhận”.
     
    Thứ hai, các gái mại dâm không còn bị đưa vào các trại giáo dưỡng tập trung như trước đây nữa mà chỉ xử phạt hành chính rồi thả về. Điều đó cho thấy, họ không còn bị xã hội “xa lánh” nữa.
     
    Đồng quan điểm, ông Hoàng Giang, giảng viên một trường kinh tế tại Hà Nội, cho rằng, mại dâm xuất hiện theo quy luật của quan hệ cung - cầu, mà đã có “nhu cầu” thì ắt phải có cung. Đứng ở góc độ quản lý, về mặt kinh tế, nếu chúng ta quy hoạch để quản lý sẽ có “lợi”nhiều hơn bởi sẽ tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước bởi khi đã là nghề thì họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
     
    Về mặt y tế,  khi công nhận mại dâm là một nghề thì Nhà nước sẽ dễ quản lý và kiểm soát hơn. Đồng thời, việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh lây qua đường tình dục cũng thuận lợi hơn nhiều nếu như các gái mại dâm đều phải khám, chữa bệnh thường xuyên.
     
    Về mặt xã hội, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sẽ “dẹp bỏ” được nạn “bảo kê”, tình trạng mất an ninh trật tự tại các khu vực “nhạy cảm”.
     
    Về mặt nhân văn, gái mại dâm cũng là con người và họ có quyền lao động, đóng góp của cải vật chất cho xã hội. Vậy sao chúng ta phải “kỳ thị” họ làm chi? Nhiều người có hoàn cảnh rất “éo le”, cần được thông cảm và chia sẻ. “Vậy với từng vấn đề, chúng ta có nên cấm không? Hay quy hoạch lại để quản lý”, ông Giang nói thêm.
     
    Có thể thấy, vấn đề mại dâm khó có thể xóa bỏ hoàn toàn. Minh chứng là từ trước đến này, các cơ quan chức năng đã nhiều lần “ra quân” dẹp bỏ mại dâm trên diện rộng nhưng nó lại vẫn “tái xuất”. Điều này một phần là do trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý địa bàn còn khá “lỏng lẻo”. Phần khác là do mại dâm xuất phát từ nhu cầu, là hoạt động dễ “sinh lợi” nên nhiều người dù bị phạt nhiều lần nhưng vẫn tái phạm. 
     
     
    Theo Docbao.vn