5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên từ chối lời mời làm việc

    Một công việc phù hợp, một môi trường làm việc tốt sẽ là bước đệm hoàn hảo giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Do đó, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn nơi mà mình sẽ gắn bó.

     

    Từ chối lời mời làm việc là điều cần thiết nếu bạn thấy đó không phải là công việc phù hợp, môi trường mà bạn thích. Có rất nhiều trường hợp các ứng viên nhận được lời mời làm việc hấp dẫn nhưng họ sẵn sàng từ bỏ chỉ vì cảm thấy bản thân không phù hợp. Vậy đâu là dấu hiệu để bạn biết rằng mình nên nói “không” trong tình huống này?

    1. Công ty tốt nhưng vị trí làm việc lại không phù hợp

    Một tập đoàn có quy mô lớn, chế độ đãi ngộ hấp dẫn đương nhiên sẽ là mơ ước của tất cả người tìm việc. Nhưng thực tế chứng minh rằng, việc bạn làm ở công ty tốt chưa chắc khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nếu công việc mỗi ngày không thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà mình hứng thú.

    Liệu rằng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ khi đảm nhận vị trí nhân viên bán hàng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhanh nhạy nhưng vị trí nhân viên kế toán mới là ngành nghề mà bạn yêu thích?

    Hãy nhớ rằng, khi chọn bất kỳ ngành nghề nào đồng nghĩa với việc bạn xác định sẽ gắn bó với nó mỗi ngày, nếu cảm thấy không phù hợp, không yêu thích thì chắc chắn sẽ không mang lại kết quả tốt.

    Đừng bị mù quáng bởi tầm nhìn toàn cảnh của tổ chức, thay vào đó hãy quan tâm đến những gì bạn sẽ làm mỗi ngày nếu không muốn lạc lõng, vô định trong môi trường làm việc đó. Sau khi từ chối lời mời nhận việc, bạn có thể nhanh chóng tìm cho mình những công việc mới phù hợp hơn trên trang web tuyển dụng Viectotnhat.com.

     

    Một công việc phù hợp với bản thân luôn là sự lựa chọn ưu tiên

    2. Bạn bị bắt buộc phải đồng ý

    Một câu trả lời miễn cưỡng và đồng ý nhận việc trong tâm trạng hào hứng, phấn khởi là hoàn toàn khác biệt. Bạn có được công việc này là nhờ vào người khác và họ bắt buộc bạn phải đồng ý, hoặc nhà tuyển dụng dùng chiêu trò khiến bạn trở thành nhân viên của họ khi phát hiện tiềm năng của bạn… những trường hợp nhận lời mời làm việc trên đều không xuất phát từ chính bạn.

    Hãy dành một chút thời gian suy ngẫm để tự hỏi bản thân mình rằng: “Nếu không bị bắt ép, tác động, liệu bạn vẫn sẽ nói đồng ý với công việc này?”

    3. Bạn không thấy thoải mái

    Ấn tượng về văn phòng đẹp, phong cách làm việc chuyên nghiệp có thể khiến bạn thích thú lúc đầu, nhưng dần về sau, cảm giác ngột ngạt, mất tự nhiên bắt đầu xuất hiện. Hãy thử tưởng tượng về ngày đầu tiên đi làm, đó là cảm giác vui vẻ hay sợ hãi, lo lắng? Câu trả lời sẽ cho bạn biết đó có phải là việc tốt nhất mà bạn nên gắn bó hay không.

    Cảm giác đầu tiên đặc biệt bạn quan trọng, do đó hãy lắng nghe bản thân thật kỹ để không đưa ra quyết định sai lầm.

    4. Vị trí đó có nhiều lần thay đổi nhân sự

    Đừng để những quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn che lấp lý trí của bạn. Trước khi quyết định có nhận việc hay không hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao công việc đó vẫn còn trống dù đã đăng tin tuyển dụng khá lâu.

    Nếu lý do đến từ vấn đề đồng nghiệp, chính sách đào tạo hoặc môi trường làm việc thì tốt nhất bạn hãy cân nhắc thật kỹ. Dù biết trước có vấn đề nhưng bạn vẫn cố tình nhận việc thì chỉ khiến mình tốn thời gian và công sức hơn mà thôi.

    Đừng quên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển

    5. Khi bạn không được nhận đủ các điều kiện như chính sách của công ty

    Và cuối cùng, nếu bạn đã biết chính sách, chế độ của một nhân viên được nhận nhưng những đề nghị mà nhà tuyển dụng đưa ra không đủ thì đó cũng là dấu hiệu bạn nên xem xét có nhận việc hay không. Ngoài niềm đam mê thì những vấn đề như tiền lương, chế độ và các điều kiện khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém để bạn quyết định nên nhận công việc hay không. Bởi nếu vội vàng đồng ý thì trước sau gì cũng dẫn đến buồn chán và muốn nghỉ việc.

    Vì muốn nhanh chóng thoát khỏi cảnh thất nghiệp mà miễn cưỡng nhận lời mời làm việc mình không thích sẽ không thể gắn bó lâu dài. Trong thời gian tìm kiếm công việc phù hợp, để không gò bó thời gian bạn hãy tìm việc làm thêm trên các trang tuyển dụng miễn phí để không bị áp lực về tài chính cũng như thời gian tìm việc. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé!