Thế giới hồi hộp chờ tín hiệu Triều Tiên mở cửa

    Mấy tuần gần đây, có nhưng tin tức rời rạc nhưng rất thú vị từ Bắc Triều Tiên. Trên cơ sở đó chúng ta có thể giả định rằng, chính phủ của ông Kim Jong-un bắt tay thực hiện chương trình cải cách khá thận trọng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

    Mấy tuần gần đây, có nhưng tin tức rời rạc nhưng rất thú vị từ Bắc Triều Tiên. Trên cơ sở đó chúng ta có thể giả định rằng, chính phủ của ông Kim Jong-un bắt tay thực hiện chương trình cải cách khá thận trọng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

     

    Xét theo mọi việc, những người nông dân đã nhận được hoặc sẽ sớm nhận được quyền tự quản lý một phần đáng kể lượng nông sản. Các chuyên viên quản lý xí nghiệp nhà nước cũng nhận được các quyền bổ sung.

    Nhiều khả năng, đường lối phát triển Triều Tiên sẽ giống con đường mà Việt Nam hay Trung Quốc đã đi qua: ý thức hệ cộng sản được kết hợp với nền kinh tế thị trường.

    Tuy nhiên, sát gần Triều Tiên có một quốc gia giàu có và thành công - Hàn Quốc, và đó là một yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng. Luôn có khả năng những người dân Triều Tiên sẽ làm y như các cư dân của Đông Đức vào năm 1989 - tức là, đòi phải thống nhất lại với nước láng giềng giàu có và chấp nhận mọi điều kiện của nước đó, tức là trên thực tế từ bỏ chủ quyền Nhà nước.

    Lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un

    Ở Triều Tiên có những tầng lớp xã hội không muốn lặp lại kịch bản Đông Đức. Nói cách khác, có các tầng lớp đặc biệt quan tâm đến việc duy trì Triều Tiên với tư cách một quốc gia độc lập.

    Tất nhiên, một trong những tầng lớp như vậy là giới thượng lưu chính trị của Triều Tiên. Trong điều kiện hiện nay khi có sự khác biệt khổng lồ trong tiềm năng kinh tế - xã hội giữa Bắc và Nam Triều Tiên, sự thống nhất của hai miền sẽ dẫn đến việc Triều Tiên với nền kinh tế yếu sẽ bị hấp thu vào nước miền Nam phồn vinh. Nếu các sự kiện phát triển theo kịch bản này, thì các quan chức Triều Tiên sẽ có số phận đáng buồn.

    Tuy nhiên, ở Triều Tiên có một nhóm xã hội có ảnh hưởng khác cũng không quan tâm đến việc thống nhất đất nước. Nhóm này là các nhà tư sản mới.

    Hiện nay, nhiều nhà tư sản tích cực hợp tác với các quan chức “cán bộ”. Trong nhiều trường hợp, các nhà tư sản đầu tư kinh phí vào các xí nghiệp nhà nước. Một điển hình cho sự hợp nhất của doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh nhà nước là hoạt động của các công ty ngoại thương.

    Các quan chức và các doanh nhân có đặc điểm chung: Trong trường hợp thống nhất đất nước, cả hai tầng lớp này đều không có cơ hội duy trì quyền lực và đặc quyền.

    Không nghi ngờ gì rằng, trong nước Triều Tiên thống nhất sẽ có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các doanh nhân Triều Tiên sẽ không có khả năng cạnh tranh thành công với các công ty Hàn Quốc mà doanh nghiệp Hàn Quốc chắc chắn sẽ vào thị trường Triều Tiên sau khi thống nhất hai miền.

     

    Theo NguoiDuaTin