Trung Quốc xây trạm năng lượng khổng lồ trên vũ trụ

    Trung Quốc sẽ lắp đặt trạm năng lượng Mặt Trời khổng lồ trên quỹ đạo, ở độ cao 36.000 km so với mặt đất, vào năm 2050.

    Trung Quốc sẽ lắp đặt trạm năng lượng Mặt Trời khổng lồ trên quỹ đạo, ở độ cao 36.000 km so với mặt đất, vào năm 2050.

     

     

    Trạm năng lượng của Trung Quốc dự kiến được lắp đặt ở độ cao 36.000 km so với mặt đất và lớn hơn nhiều kích thước của ISS.

     

    Trạm năng lượng có kích thước lớn hơn Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện nay. Theo kế hoạch, phiên bản thử nghiệm sẽ hoàn thành năm 2030 và trạm khả thi về mặt thương mại sẵn sàng hoạt động 20 năm sau đó.

     

    "Một trạm năng lượng trên vũ trụ khả thi về mặt kinh tế sẽ thực sự lớn. Tổng diện tích các tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ trải rộng 5-6 km2", Wang Xiji, một chuyên gia của Viện Khoa học Trung Quốc, nói. Ông Wang đồng thời là thành viên của Học viện Du hành Vũ trụ Quốc tế (IAA), có 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu công nghệ không gian.

     

    Theo IB Times, trạm trên quỹ đạo có thể khai thác năng lượng Mặt Trời gần như toàn bộ thời gian (99 %), trong khi đó các tấm pin sẽ tạo ra năng lượng điện nhiều hơn gấp 10 lần so với thiết bị tương tự khi lắp trên mặt đất. Nguồn điện này sẽ được chuyển hóa sang sóng viba và truyền về một nơi thu thập trên Trái Đất.

     

     

    Các nhà khoa học hy vọng dự án sẽ giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng hiện nay. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính khi thực hiện dự án này là cần có phương tiện phóng hạng nặng nhưng chi phí rẻ và các tấm pin mỏng nhẹ.

     

    Theo Báo Giáo dục & Thời đại