Những mật mã bí ẩn chiến thắng trí tuệ loài người

    Thế giới vẫn đang tồn tại nhiều hiện tượng, sự vật đầy bí ẩn chưa được giải đáp. Bên cạnh đó, cũng còn những thông điệp được mã hóa nhằm đánh đố trí tuệ loài người. Chúng khiến những nhà mật mã tài ba nhất phải bó tay.

    Thế giới vẫn đang tồn tại nhiều hiện tượng, sự vật đầy bí ẩn chưa được giải đáp. Bên cạnh đó, cũng còn những thông điệp được mã hóa nhằm đánh đố trí tuệ loài người. Chúng khiến những nhà mật mã tài ba nhất phải bó tay.

     

     

     

    Câu hỏi là, tại sao những thông điệp này lại được mã hóa? Người tạo ra chúngmuốn giấu giếm bí mật động trời nào đó chăng?

    Bất chấp những nỗ lực của các lịch sử gia tài năng nhất, những nhà mật mã tài ba nhất và cả những chuyên gia săn lùng kho báu nghị lực nhất, lịch sử vẫn chứa đựng quá nhiều bí ẩn. 

    Những bộ phim hư cấu như “Mật mã Da Vinci” và “Kho báu quốc gia” chỉ gợi lên được một phần trong vô vàn những ẩn số đang hiện hữu trên Trái đất này.

    Sau đây là một số mật mã huyền bí nhất.

     

    1. Tấm điêu khắc Kryptos

     

    Kryptos là một tấm điêu khắc được mã hóa một cách bí ẩn, được họa sĩ Jim Sanborn thiết kế và tọa lạc ngay phía ngoài trụ sở của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) ở Langley, Virginia.

    Bức điêu khắc bí ẩn đến nỗi thậm chí CIA cũng hoàn toàn bó tay trước mật mã này. Nó gồm có 4 câu, mặc dù 3 trong số này đã được giải mã nhưng câu số 4 vẫn rất khó hiểu.

     

    Mật mã Kryptos khiến CIA cũng phải bó tay.

     

    Mật mã Kryptos khiến CIA cũng phải bó tay.

    2. Mật mã Beale

    Mật mã Beale là một chuỗi gồm 3 đoạn mật mã và được cho là chứa thông tin về vị trí của một trong những kho báu lớn nhất được chôn giấu ở Mỹ với mấy tấn vàng, bạc, trang sức. 

    Kho báu này trước đây thuộc quyền sở hữu của một người đàn ông bí ẩn tên Thomas Jefferson Beale vào năm 1818 khi ông này đang khai thác vàng tại Colorado.

     

    Chìa khóa giải mật mã Beale lại chính là Tuyên ngôn độc lập Mỹ.

    Chìa khóa giải mật mã Beale lại chính là Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Mật mã được cho là chứa thông tin về kho báu.

     

     

    Trong 3 đoạn mật mã này, chỉ duy nhất đoạn thứ hai là có thể giải mã được. Có một điều hết sức thú vị khi bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ hóa ra lại chính là chìa khóa của mật mã này – một sự trùng hợp lạ kỳ khi Beale lại có cùng tên với tác giả của bản tuyên ngôn này. 

     

    Đoạn mã được xử lý tiết lộ nơi kho báu được cất giữ: Bedford County, Virginia nhưng vị trí chính xác vẫn nằm trong những đoạn mã chưa được xử lý kia.

     

    Mãi tới ngày nay, những người săn kho báu vẫn luôn lùng sục đào bới sườn đồi Bedford County nhằm chiếm được kho báu.

     

    3. Những biểu tượng trên đĩa Phaitos

     

    Bí ẩn của đĩa Phaitos là một câu chuyện gần giống như một bộ phim về nhân vật Indiana Jones. Năm 1908, nhà khảo cổ học người Ý Luigi Pernier đã phát hiện ra chiếc đĩa này tại tòa cung điện Minoan ở thành phố Phaistos. 

     

    Chiếc đĩa này được làm bằng đất sét nung và chứa những biểu tượng huyền bí như là một dạng thức của kiểu chữ tượng hình. Người ta tin rằng nó được tạo ra vào một khoảng thời gian nào đó trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.

     

    Đĩa Phaitos là 1 trong những câu đố nổi tiếng nhất ngành khảo cổ.

     

    Đĩa Phaitos là 1 trong những câu đố nổi tiếng nhất ngành khảo cổ.

     

    Một vài học giả tin rằng những bức hình này có nét tương đồng với những ký tự của kiểu chữ viết cổ, Linear A và Linear B, được tìm thấy trên những mảnh đất sét ở đảo Crete. 

     

    Vấn đề duy nhất ở đây là ngôn ngữ Linear A cũng nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Ngày nay, chiếc đĩa này vẫn còn là một trong những câu đố nổi tiếng nhất trong ngành khảo cổ.

     

    4. Chữ viết Shugborough

     

    Nhìn từ xa, công trình kỷ niệm của Shepherd vào thế kỷ XVIII ở Staffordshire này chẳng có gì đặc biệt ngoài việc nó là một tác phẩm điêu khắc lấy ý tưởng từ bức tranh nổi tiếng của Nicolas Poussin, Arcadian Shepherds. 

     

    Mặc dù vậy, nếu nhìn gần bạn sẽ thấy một chuỗi những ký tự kỳ lạ: DOUOSVAVVM – một mật mã chưa được khám phá trong hơn 250 năm qua.

     

    Mật mã Shugborough chưa được khám phá trong hơn 250 năm qua.

     

    Mật mã Shugborough chưa được khám phá trong hơn 250 năm qua.

     

     

    Mặc dù vẫn chưa xác địnhđược người đã tạc nên dòng mật mã, nhưng nhiều người cho rằng nó là gợi ý về chỗ cất giấu của chén thánh (Holy Grail) mà những hiệp sĩ Templar đã để lại. 

     

    Nhiều nhân vật kiệt xuất của thế giới đã cố gắng giải mã nhưng đều thất bại trong đó có cả Charles Dickens và Charles Darwin.

     

     

    Theo Báo Giáo dục & Thời đại